TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: ” XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TRUYỀN DỮ LIỆU QUA KÊNH THOẠI CỦA MẠNG GSM VÀ ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN SINH SỐ GIẢ NGẪU NHIÊN DỰA TRÊN CÁC DÃY PHI TUYẾN LỒNG GHÉP ĐỂ BẢO MẬT DỮ LIỆU “
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số:9.52.02.03
Họ và tên NCS: Nguyễn Thanh Bình
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. NGUYỄN XUÂN QUỲNH
Cơ sở đào tạo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Mục tiêu nghiên cứu: Có 03 mục tiêu chính
– Nghiên cứu, đề xuất giải pháp truyền dữ liệu thoại đã mã hóa hiệu quả trên các thiết bị đầu cuối đi qua các kênh thoại trên các liên mạng truyền dẫn viễn thông khác nhau; thực hiện mã hóa bảo mật thông tin thoại Số thông suốt từ thiết bị thoại đầu cuối đến đầu cuối trong các dịch vụ thoại, dữ liệu mạng di động các thế hệ 2G/3G/LTE và mạng PSTN đảm bảo chất lượng tiếng nói ở mức chấp nhận được sau giải mã, và phổ tần tín hiệu tiếng nói sau mã hóa tựa nhiễu trắng.
– Lựa chọn và xây dựng thuật toán đảm bảo độ tin cậy, tính khả thi về khả năng thực hiện thời gian thực thuật toán trên các thiết bị có tài nguyên tính toán hạn chế, nhưng phải bảo đảm độ phức tạp tính toán để đạt được Độ mật ở mức cao nhất.
– Thực thi thuật toán mã hóa, thuật toán nén tín hiệu tiếng nói và điều chế để truyền dữ liệu đã được bảo mật truyền qua kênh tiếng nói mạng GSM, 2 không yêu cầu thay đổi cấu hình thiết bị đầu cuối đang dùng, không yêu cầu thay đổi dịch vụ mạng viễn thông đang dùng, đảm bảo tính dịch vụ liên mạng.
Phạm vi nghiên cứu
(i) Nghiên cứu các phương pháp nén và các bộ mã tín hiệu tiếng nói; nghiên cứu về đặc điểm cơ bản mạng truyền dẫn thoại (tập trung vào mạng PSTN và GSM);
(ii) Nghiên cứu về phương pháp điều chế/giải điều chế dữ liệu;
(iii) Nghiên cứu mô hình toán học, xây dựng và đánh giá dãy PN phi tuyến có cấu trúc lồng ghép hai chiều. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về mặt lý thuyết, luận án đã đề xuất thuật toán và xây dựng một kỹ thuật về điều chế dữ liệu tựa ngẫu nhiên (dữ liệu thoại sau nén đã được sử dụng dãy phi tuyến lồng ghép 2 chiều mã hóa) thành dạng tín hiệu tương tự có cấu trúc phổ tần gần giống với phổ tần của tiếng nói để tránh được các bộ phân tích và nhận dạng tiếng nói trên các thiết bị đầu cuối và trên các thiết bị trong hệ thống mạng viễn thông. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã đưa ra một phương pháp, một sản phẩm hoàn chỉnh để bảo mật thông tin thoại bằng kỹ thuật số. Hướng phát triển tiếp có thể xây dựng giải pháp truyền dữ liệu mật được dấu dưới dạng tín hiệu giả thoại truyền trên các môi trường khác kênh GSM như PSTN, HF, Satellite, các mạng IP,..
Các đóng góp khoa học của luận án bao gồm:
(i) Đề xuất một kiến trúc lồng ghép mới cho m-dãy lồng ghép (một phương pháp mới sinh dãy lồng ghép và lồng ghép phi tuyến, được công bố chi tiết trong bài báo [1b]) và xây dựng giải pháp bảo mật dữ liệu thoại sử dụng thuật toán sinh số giả ngẫu nhiên dựa trên dãy phi tuyến lồng ghép kiểu mới;
(ii) Đề xuất thuật toán cải tiến tốc độ nén, nâng cao chất lượng mã thoại MELPe (có công bố các nội dung liên quan trong bài báo [2b]); 3 (iii) Đề xuất thực hiện kỹ thuật điều chế và giải điều chế để truyền dữ liệu thoại đã được mã hóa bảo mật qua các thiết bị đầu cuối và mạng (liên mạng) truyền dẫn và đề xuất giải pháp truyền dữ liệu thoại bảo mật qua kênh thoại GSM, các kênh hữu tuyến và vô tuyến bang hẹp khác (được trình bày cụ thể trong bài báo [3b]).
(iiii) Tùy biến rút gòn để đưa được các chương trình thực thi nén, điều chế biến đổi tín hiệu số viết mô phỏng trên máy tính vào Vi xử lý STM32 chạy đáp ứng xử lý thời gian thực (đã đóng gói được thành sản phẩm).
Trang quyết định
Tóm tắt luận án tiến sỹ
Trang thông tin Luận án tiến sỹ Tiếng Việt
Tran g thông tin Luận án tiến sỹ Tiếng Anh.
Luận án tiến sĩ