Từ năm 2017, khoa Quản trị Kinh doanh 1 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ đẩy mạnh triển khai đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội và nuôi dưỡng khát vọng của những sinh viên muốn khởi nghiệp từ Thương mại điện tử. Đây là chuyên ngành thuộc Ngành Quản trị Kinh doanh và đã được Học viện triển khai đào tạo từ nhiều năm nay.

anh cu nhan

Thương mại điện tử (E-commerce) là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, ngày nay số lượng người truy cập Internet  ngày càng tăng. Theo thống kê của Liên minh viễn thông thế giới ITU, số người sử dụng Internet trên toàn cầu đạt 3,2 tỷ người vào cuối năm 2015. Theo báo cáo mới nhất về Thương mại điện tử của Bộ Công thương, Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực và bước đầu đi vào chiều sâu. Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp không chỉ còn tập trung tại các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhiều mô hình kinh doanh mới, đa dạng đã hình thành và được doanh nghiệp vận hành, triển khai. Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 doanh số Thương mại điện tử đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước, 62% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tueyens tăng 4% so với năm 2014. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đưa ra con số dự báo 5 năm tới, quy mô thi trường Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD, với mức tăng trưởng 30-50% mỗi năm.

Trong khi đó, công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực Thương mại điện tử mới chỉ phần nào đáp ứng được nhu cầu từ thực tế, chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp trực tuyến phải tốn kém chi phí và thời gian cho việc tuyển dụng nhân sự và đào tạo họ để có thể đáp ứng công việc. Nắm bắt được thực trạng đó và với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho sự phát triển của ngành Thông tin truyền thông và của đất nước, từ năm 2010, Học viện đã xây dựng khung chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại điện tử.

Chương trình được thiết kế cùng với các học phần kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức ngành, cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngànhbao gồm các học phần: nghiệp vụ thương mại điện tử, pháp luật thương mại điện tử, xây dựng website thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, thanh toán điệnt ử và E-marketting. Bên cạnh đó, khi học chuyên ngành Thương mại điện tử sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện thêm những kỹ năng về chuyên môn như: nghiên cứu, xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng, vận hành website thương mại điện tử, khai thác thông tin và thực hiện quá trình kinh doanh trên mạng Internet…

Cùng với các ngành khối kỹ thuật, những năm qua, Học viện đã nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo các ngành khối kinh tế và bước đầu đã khẳng định được uy tín với người học và xã hội khi 91% sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra trường có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp.

Hiện nay, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ngành Quản trị kinh doanh đào tạo 3 chuyên ngành: Quản trị Marketting, Quảng trị doanh nghiệp và Thương mại điện tử. Chỉ tiêu đào tạo năm 2017 của ngành Quản trị Kinh doanh là 240 sinh viên, trong đó tại cơ sở Đào tạo phía Bắc là 180 và phía Nam là 60 sinh viên.