Trong chuỗi sự kiện chia sẻ chuyên môn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ AI, vừa qua, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức buổi chia sẻ về chủ đề chuyên sâu: Mô hình sinh đối nghịch (GAN) và ứng dụng với sự tham gia của 40 sinh viên tại Trung tâm nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo (PTIT x NAVER AI Center) do NAVER hỗ trợ. Dẫn dắt buổi chia sẻ là 2 chuyên gia đầu ngành – TS. Trần Tuấn Anh – chuyên gia nghiên cứu Thị giác máy tính, Tiến sỹ Khoa học Máy tính của Đại học Nam California và PGS.TS. Phạm Văn Cường – Phó Trưởng khoa Công nghệ thông tin 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Thông qua sự kiện chia sẻ, học viên sẽ được giới thiệu về mô hình sinh và mô hình sinh đối nghịch (Autoencoder và GAN), đặc biệt là StyleGAN, loạt mô hình tạo hình ảnh có độ phân giải cao tiên tiến nhất do NVIDIA phát triển. Ngoài ra, buổi chia sẻ cũng trao đổi về cấu trúc và quy trình đào tạo của phiên bản đầu tiên (StyleGAN), các sửa đổi trong phiên bản thứ hai (StyleGAN2), giải pháp đào tạo dựa trên tăng cường với dữ liệu hạn chế (StyleGAN2-Ada) và phiên bản mới nhất với hình ảnh tương đương tổng hợp (StyleGAN3). Sau đó, phiên thảo luận về một ứng dụng của StyleGAN trong thao tác hình ảnh và việc áp dụng cấu trúc StyleGAN trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tổng hợp chế độ xem tiểu thuyết chung, cùng với một số mô hình sinh gần đây như Diffusion và ứng dụng của chúng.
Đảm nhận vai trò người trình bày là Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, chuyên gia nghiên cứu Thị giác máy tính, Tiến sỹ Khoa học Máy tính của Đại học Nam California. Anh từng đoạt giải nhất Nhân tài Đất Việt 2010 và Imagine Cup Việt Nam 2009 và có hơn 20 bài báo trình bày tại các hội nghị hàng đầu về Thị giác máy tính và Học máy như CVPR, ICCV, NeurIPS.
Người hướng dẫn buổi chia sẻ là PGS. TS. Phạm Văn Cường, Phó Trưởng khoa Công nghệ thông tin 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Thầy Phạm Văn Cường là Tiến sỹ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Newcastle Vương quốc Anh. Hướng nghiên cứu chính của thầy Cường là Học máy, Thị giác máy tính, và Điện toán tỏa khắp (Ubiquitous computing). Thầy Phạm Văn Cường đã công bố hàng chục bài báo tại các tại chí ISI, Q1 và hội nghị hàng đầu về Trí tuệ nhân tạo, Thị giác máy tính, Điện toán tỏa khắp như CVPR, NeurIPS, và UbiComp.
Chuỗi chia sẻ chuyên ngành được tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu AI tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Học viện và Tập đoàn NAVER, với mục tiêu tăng cường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo về AI tại Học viện, góp phần bồi dưỡng các nhân tài về công nghệ cho Học viện nói riêng. và thị trường lao động nói chung.