(Mic.gov.vn) –  Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm tăng nhận thức về nhu cầu cải thiện việc sử dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm thích ứng dạy và học, phát triển kỹ năng số.

Đã đến thời giáo dục số

Giáo dục số là ứng dụng sáng tạo các công cụ và công nghệ số trong quá trình dạy và học. Ứng dụng dụng công nghệ số giúp các nhà giáo dục thiết kế các buổi học hấp dẫn và học tập trực tuyến. Giáo dục số chất lượng cao còn đòi tôn trọng bảo vệ dữ liệu cá nhân và đạo đức trong đó các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT cần có một chiến lược. Trước khi đại dịch diễn ra, giáo dục số thường là trách nhiệm của một nhóm trong các tổ chức giáo dục, các bộ hoặc cơ quan nhà nước (CQNN).

Cuộc khủng hoảng do COVID-19 đã chứng minh rằng giáo dục số không phải là vấn đề về lứa tuổi, hay của một nghành hoặc một trung tâm nào mà là của toàn xã hội học tập, được học và giảng dạy trong thế kỷ 21. Tất cả các tổ chức giáo dục nên có chiến lược về cách các công nghệ số có thể được nhúng vào GD&ĐT.

20210923-pg10

Ảnh minh họa

Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và hệ thống giáo dục cần được đảm bảo hoạt động trên môi trường vật lý và cả trên môi trường số. Quyền về chất lượng GD&ĐT bao gồm học tập trọn đời là nguyên tắc đầu tiên và thiết yếu của Việt Nam về quyền xã hội, trong khi nguyên tắc mang lại cho người lao động một quyền được ĐT&GD.  Giáo dục số nên đóng vai trò định hướng trong tăng sự bình đẳng. Kỹ năng số là điều cần thiết để có thể phát triển và triển khai các hệ thống truy cập kỹ thuật số.

Tương tự như vậy, thiếu kỹ năng số và thiếu khả năng tiếp cận có nghĩa là nhiều nhóm trong xã hội sẽ thiệt thòi, giáo viên và gia đình không thể tiếp tục làm việc và học hỏi trong các khoá học và trong lớp học. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ đói nghèo và gia tăng sự bất bình đẳng trong GD&ĐT.

Giải pháp thúc đẩy giáo dục số

CĐS là xu hướng trong các ngành trong đó có ngành GD&ĐT để cải thiện hơn nữa về chất lượng giáo dục, phương thức dạy và học và đổi mới sáng tạo trong giáo dục

CĐS trong giáo dục trong thời đại số là một nhiệm vụ của toàn xã hội. Sự chuyển đổi này nên bao gồm một cuộc đối thoại về quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các nhà quản lý giáo dục, khu vực giáo dục tư nhân, các nhà nghiên cứu giáo dục, lãnh đạo của các thành phố và chính quyền. Phụ huynh, học sinh, các công ty và người học bao gồm những người học trẻ tuổi, nên tham gia sâu rộng hơn với những nỗ lực tạo ra giáo dục số chất lượng cao, có thể tiếp cận và được đào tạo thực tế cho tất cả mọi người. Điều này sẽ được củng cố bởi dữ liệu để theo dõi tiến trình và nâng nhận thức về những thách thức và cơ hội trong CĐS giáo dục. Đầu tư phù hợp vào khả năng kết nối thiết bị và kỹ năng, đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập vào giáo dục số cũng cần được quan tâm.

Để thúc đẩy giáo dục số, thiết nghĩ cần sự chung tay của nhiều bên.

Về phía ngành GD&ĐT là khởi chạy một cuộc đối thoại chiến lược với các trường và học viện ở tất cả các cấp để chuẩn bị một đề xuất và khuyến nghị của Hội đồng giáo dục vào năm 2022 về các yếu tố cho phép giáo dục số thành công, bao gồm: (i) Đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ kết nối Internet và IoT (với sự hỗ trợ của Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT cũng như hỗ trợ từ DN); (ii) Giải quyết các lỗ hổng thiết bị (sử dụng hỗ trợ của các tổ chức giáo dục trong, ngoài nước cũng như của DN và thiết lập các chương trình để sử dụng lại phần cứng phù hợp trong trường học); (iii) Hỗ trợ các tổ chức GD&ĐT nắm bắt cách thích nghi và số hóa theo cách hòa nhập (sử dụng các công cụ và dụng cụ giáo dục có liên quan); (iv) Giải quyết khả năng tiếp cận và tính sẵn có của các công nghệ hỗ trợ; (v) Khuyến khích các cơ sở GD&ĐT đối thoại về giáo dục kỹ thuật số với các bên liên quan; (vi) Học hỏi những thực tiễn và kinh nghiệm tốt nhất về giáo dục số và thúc đẩy kỹ năng số của giáo viên.

Ngành cũng cần nghiên cứu thành lập một trung tâm giáo dục kỹ thuật số để hỗ trợ các cơ sở giáo dục và trao đổi kinh nghiệm, thực hành về giáo dục kỹ thuật số. Không những thế Trung tâm này có thể kết nối và thực thi các sáng kiến về chiến lược giáo dục kỹ thuật số quốc gia và khu vực.

Trung tâm giáo dục kỹ thuật số cũng giúp theo dõi việc thực hiện kế hoạch hành động và phát triển giáo dục kỹ thuật số ở các cấp giáo dục cơ sở trên cả nước bao gồm cả các dự án được hỗ trợ của nhà nước và chia sẻ thực hành thông qua nghiên cứu thử nghiệm và thu thập, phân tích có hệ thống, thông qua học tập cùng cấp.

Trung tâm cũng hỗ trợ chéo các ngành và các mô hình mới để trao đổi nội dung học tập kỹ thuật số, giải quyết các vấn đề như khả năng tương tác, đảm bảo chất lượng, môi trường, khả năng tiếp cận và các tiêu chuẩn chung cho giáo dục kỹ thuật số…

Tiếp theo trung tâm này cần đề xuất một phương pháp học trực tuyến do hội đồng giáo dục phê duyệt cho các cấp giáo dục tiểu học, trung học và cao hơn vào cuối năm 2021. Điều này sẽ giúp phát triển một sự hiểu biết chung về khả năng tiếp cận giáo dục trực tuyến nhằm giảm thiểu khoảng cách vùng miền, hoạt động học tập có hiệu quả và hấp dẫn.

Ngành cũng xem xét phát triển một khung nội dung giáo dục số đáp ứng sự đa dạng về văn hóa và sáng tạo, bao gồm các nguyên tắc hướng dẫn cụ thể (như hướng dẫn thiết kế chương trình giáo dục chất lượng cao, hướng dẫn truy cập, điều kiện đáp ứng và sử dụng đa ngôn ngữ) trong; Khởi động nghiên cứu về tạo ra một nền tảng trao đổi để chia sẻ các tài nguyên giáo dục trực tuyến được phê duyệt của các cấp các nghành, trong đó có tính đến liên kết các nền tảng giáo dục hiện có.

Các dự án hợp tác giáo dục cần được đẩy mạnh để hỗ trợ các kế hoạch CĐS trong giáo dục tiểu học, trung học, các cơ sở giáo dục dạy nghề và cao hơn. Việc hỗ trợ sư phạm và chuyên môn về kỹ năng số cho giáo viên như truy cập hệ thống và hỗ trợ tạo nội dung số.

Ngành GD&ĐT cũng cần xem xét cập nhật khung năng lực kỹ thuật số theo chuẩn Việt Nam bao gồm AI và các kỹ năng liên quan đến dữ liệu; Hỗ trợ sự phát triển của các tài nguyên học tập AI cho các trường học; Nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của AI trong GD&ĐT…

Chứng chỉ kỹ năng số chuẩn Việt Nam cũng cần được xây dựng để được chính phủ phê duyệt và được nhà tuyển dụng và các bên liên quan khác chấp nhận. Điều này sẽ cho phép tổ chức cấp chứng chỉ số được pháp luật Việt Nam công nhận chỉ ra mức độ năng lực số của họ, tương ứng với mức độ thành thạo khung năng lực số.

Về phía các DN đặc biệt là DN viễn thông, cần hỗ trợ kết nối Internet Gigabit tốc độ cao tới các trường và tuyên truyền nâng cao nhận thức về cơ hội tài trợ khi được cung cấp đường truyền tốc độ cao. Hỗ trợ của DN tối đa liên quan đến mua sắm các thiết bị kỹ thuật số, các ứng dụng hoạt động trên nền tảng học tập điện tử cho các trường học ở tất cả các cấp học và dạy nghề, đặc biệt đối với các sinh viên, học sinh và nhà giáo dục khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Với những cam kết của các DN công nghệ số, nhà mạng trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, các trường học, giáo viên, học sinh trên cả nước sẽ được các đơn vị hỗ trợ tích cực.

Về phía với các cơ sở GD&ĐT và các trường học, để thúc đẩy sự hiểu biết về các công nghệ mới và sử dụng dữ liệu trong giảng dạy và học tập, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đổi mới liên quan đến giáo dục nước nhà. Việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới cần dựa trên các hướng dẫn đạo đức về AI.

Tiếp theo thiết nghĩ cần hướng dẫn phổ biến cho giáo viên và nhân viên trong nghành GD&ĐT biết về chữ ký số. Các cơ sở GD&ĐT cũng đề xuất khuyến nghị của Hội đồng giáo dục về nâng cao kỹ năng số trong GD&ĐT, bao gồm sử dụng các công cụ giáo dục để đầu tư vào phát triển giáo viên chuyên nghiệp; Trao đổi thực hành về các phương pháp giảng dạy tốt nhất, bao gồm cả sự tập trung vào đào tạo tin học chất lượng cao ở tất cả các cấp giáo dục và thúc đẩy đối thoại với các ngành về việc xác định và cập nhật các nhu cầu kỹ năng mới.

Các cơ sở GD&ĐT chủ động thông qua việc liên kết giáo dục trong và ngoài nước để cải thiện chất lượng GD&ĐT, hỗ trợ kỹ năng số cho sinh viên và giảm tỷ lệ học sinh chưa biết sử dụng máy tính xuống dưới 15% vào năm 2030; khuyến khích phát triển kỹ năng số nâng cao và đáp ứng các cơ hội phát triển chuyên môn cho giáo viên, giảng viên, nhân viên giáo dục; khuyến khích phụ nữ tham gia học tập STEM để tăng sự tham gia, phát triển nghề nghiệp…

Kết luận

Đại dịch COVD-19 đang tác động đến nhiều hệ thống GD&ĐT, làm tăng tốc biến đổi kỹ thuật số và kích hoạt sự thay đổi nhanh chóng trên quy mô lớn. Chúng ta hiện đang phải đối mặt với cả những thách thức và cơ hội. Điều này có nghĩa là cần rút ra các bài học để đẩy mạnh những nỗ lực của mình và đẩy mạnh giáo dục số hiệu quả, bền vững và công bằng hơn, như một phần của GD&ĐT sáng tạo, linh hoạt.

Các cấp giáo dục nên xây dựng phương pháp và cách thức giáo dục như những tháng gần đây để phát triển chất lượng giáo dục trực tuyến có được kết quả cao hơn, có thể truy cập nhiều hơn bao gồm việc học tập và đánh giá về phương pháp, chất lượng giáo dục nhiều hơn. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nên cùng chia sẻ kinh nghiệm về khả năng phục hồi các hoạt động GD&ĐT khi gặp khủng hoảng COVID. Điều này sẽ giúp đảm bảo tất cả người dân sống ở thành thị hay vùng nông thôn, và bất kể tuổi tác được trang bị kỹ năng số mà họ cần để làm việc, học tập và phát triển trong thế kỷ 21. Chuyển đổi hệ thống GD&ĐT là một phần quan trọng phù hợp với Việt Nam trong thời đại số.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi như vậy sẽ không diễn ra một sớm một chiều mà đòi hỏi hành động có chiến lược và có sự phối hợp, tổng hợp các nguồn lực, đầu tư và chính trị ở cấp độ quốc gia. Bước nhảy vọt kỹ thuật số trong GD&ĐT sẽ rất quan trọng để các quốc gia không để bất cứ ai ở lại phía sau. Nó cũng sẽ rất quan trọng để chứng minh tính hiệu quả, các vấn đề liên quan và tính hợp pháp của các hệ thống GD&ĐT trong việc chuẩn bị và định hình tương lai trong giáo dục./.

theo ictvietnam.vn

Từ khóa: Bộ GD-ĐT, Giáo dục số, kỹ năng số, dạy học trực tuyến, nền tảng số, AI, chữ ký số, STEM